Cách phòng tránh chấn thương khi tập yoga mà bạn nên biết

Yoga giúp bạn có một tâm hồn bình yên, sức khỏe tốt và giảm căng thẳng. Không chỉ về thể chất mà còn ở tinh thần, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi của bản thân khi tập yoga.

Song vẫn không thể tránh khỏi các chấn thương không đáng có, vậy nên hãy cùng MAHA YOGA tìm hiểu các cách để phòng tránh nhé!

Các tư thế yoga dễ gây chấn thương

Tư thế trồng chuối bằng tay

Tư thế trồng chuối bằng tay (Adho Mukha Vrksasana) sẽ khiến bạn dễ ngã hay bị căng cơ gân và không phù hợp cho người bị tăng nhãn áp.

Do khi thực hiện tư thế này hai tay bạn sẽ bị áp lực bởi trọng lượng cơ thể, dẫn đến nhiều chấn thương nếu thực hiện sai.

Tư thế trồng chuối bằng đầu

Tư thế trồng chuối bằng đầu (Salamba Sirsasana) cũng sẽ không phù hợp với người bị tăng nhãn áp, ngoài ra là những người đang hoặc đã bị chấn thương vùng cổ.

Khi thực hiện tư thế này trọng lượng cơ thể bạn sẽ dồn vào phần đầu, nên cần sự vững vàng từ người tập để tránh những chấn thương không đáng có.

Tư thế cây nến

Tư thế cây nến (Salamba Sarvangasana) dù rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp và quá trình trao đổi chất, nhưng tư thế này sẽ gây áp lực lên phần cổ và cột sống làm tăng nguy cơ căng cơ.

Bên cạnh đó, tư thế cây nến cũng không phù hợp với người bị tăng nhãn áp và người bị huyết áp cao. Do tư thế có thể khiến bạn bị phá hủy niêm mạc động mạch, dẫn đến hình thành các cục máu đông và bị đột quỵ.

Tư thế đứng gập người về phía trước

Tư thế đứng gập người về phía trước (Uttanasana) giúp bạn kích thích các chức năng thận và gan, đồng thời cũng giúp bạn mở cơ hông, bắp chân và cơ gân.

Nhưng tư thế này có thể gây ra chấn thương lâu nếu bạn tập khi có vấn đề ở lưng hoặc kéo quá căng gân kheo.

Tư thế tam giác cố định

Tư thế tam giác cố định (Baddha Trikonasana) sẽ có thể khiến bạn bị chấn thương ở vùng gân kheo. Ngoài việc này thì tư thế này sẽ giúp bạn mở rộng hông.

Tư thế chống đẩy

Tập sai tư thế chống đẩy (Chaturanga Dandasana) trong thời gian dài sẽ khiến cổ của bạn bị chấn thương khi không cân chỉnh đều cơ thể.

Tư thế con lạc đà

Tư thế con lạc đà (Ustrasana) không phù hợp với người có dây thần kinh bị chèn ép, nhưng sẽ tốt cho người bị mắc bệnh hô hấp, lo lắng hay mệt mỏi.

Các bộ phận dễ bị chấn thương khi tập yoga

Xương sườn: Nếu lúc đang tập và bạn vặn người sai cách thì có thể gây bầm tím ở các cơ liên sườn hay xương sườn bị căng, dẫn đến chấn thương.

Khuỷu tay: Nếu bạn không khởi động kỹ trước khi tập thì việc thực hiện tư thế chống đẩy sẽ khiến bạn bị căng khớp khuỷu tay hay cổ tay.

Cổ tay: Tư thế trồng cây chuối nếu thực hiện sai sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương cổ tay cho cả cơ và khớp của bạn.

Lưng dưới: Bộ phận này dễ bị chấn thương trong quá trình bạn tập yoga, khi bạn thực hiện những tư thế tạo áp lực lên cột sống.

Đôi vai: Khi bạn nâng cao vai trong một vài tư thế yoga nhất định thì những tư thế này có thể khiến cơ vai bạn bị tổn thương do đã kéo căng quá mức.

Đầu gối: Tư thế hoa sen sẽ dễ khiến bạn bị chấn thương ở đầu gối nhất.

Gân kheo: Kéo gân kheo quá căng sẽ khiến bạn gặp loại chấn thương này.

Hông: Phần cơ đùi trong và háng sẽ dễ bị rách, nếu bạn thực hiện sai các động tác có sử dụng hông.

Cổ: Phần khớp cổ và cổ của bạn sẽ chấn thương và không còn linh hoạt nếu bạn đặt cổ không chính xác khi tập.

Cách phòng ngừa chấn thương khi tập yoga

Tìm một người hướng dẫn uy tín

Bạn nên tìm một người hướng dẫn có tâm và có nhiều kinh nghiệm – có thể qua bằng cấp, chứng nhận của người đó hoặc thông qua lời giới thiệu của một vài học viên khác.

Người hướng dẫn bạn cần có sự kiên nhẫn để giúp bạn đạt được tư thế chuẩn xác nhất, nhất là khi bạn mới tập luyện những ngày đầu.

Khởi động trước khi tập

Điều quan trọng trước khi bắt đầu tập luyện một thứ gì đó sẽ là khởi động. Bạn cần khởi động kỹ để tránh được một phần nào đó các chấn thương có thể xảy ra.

Chọn dụng cụ tập phù hợp

Bạn nên có cho mình một bộ đồ tập thật thoải mái, gọn gàng và phù hợp với bản thân nhất để có thể có những trải nghiệm tập luyện tốt nhất và an toàn.

Ngoài ra việc sử dụng các dụng cụ tập yoga cũng sẽ giúp bạn phần nào giảm áp lực lên cơ thể hơn. Nếu từng bị chấn thương đầu gối bạn nên dùng băng đầu gối để bảo vệ.

Thực hiện những tư thế vừa sức

Khi mới tập luyện bạn nên chọn những tư thế cơ bản và không cần quá nhiều kinh nghiệm. Nếu muốn tập những tư thế khó hơn, bạn nên có người hướng dẫn để làm quen từ từ và không nên ép bản thân thực hiện quá sức.

Quan sát kỹ các tư thế để tập theo đúng

Bạn nên quan sát thật kỹ các tư thế để tập theo. Điều này sẽ giúp bạn ít bị chấn thương khi tập hơn.

Tham khảo qua ý kiến bác sĩ

Bạn đã từng bị chấn thương và muốn tập yoga thì nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Việc này sẽ giúp bạn tránh được các tư thế không phù hợp với mình trong quá trình luyện tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *